Thị lực kém ở một bên hay cả hai bên mắt xảy ra do một sự trở ngại trong quá trình phát triển thị lực bình thường trong suốt thời thơ ấu có thể dẫn đến tình trạng suốt đời được gọi là “nhược thị".
Các nguyên nhân phổ biến bao gồm loạn thị, viễn thị và cận thị, tật lác mắt, hay bất kì tắt nghẽn trục nhìn của một bên mắt (như sa mí mắt, bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh). Chứng nhược thị thường chỉ ảnh hưởng đến một bên mắt, nhưng nếu cả hai mắt đều mất đi thị lực trong thời gian dài thì chứng nhược thị có thể phát triển ở cả hai mắt.
Mắt bị nhược thị hay còn gọi là “ mắt lười” là hiện tượng sự suy giảm khả năng hoạt động của các cơ quan thị giác, thị lực bị giảm sút mà không thể điều trị bằng cách chỉnh số kính. Nhược thị chiếm khoảng 1-4% dân số toàn cầu.
Nguyên nhân
Là hậu quả các tật khúc xạ như: Cận thị, loạn thị, viễn thị, lác, cận thị ảo và các bệnh khác như loạn dưỡng võng mạc, teo thị thần kinh, đục thủy tinh thể …
Phân loại nhược thị
Nhược thị được phân ra thành 2 loại: nhược thị sơ phát và nhược thị thứ phát.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét